Những người đã từng đến thăm nước Đức đều thấy rằng Đức là một đất nước cởi mở, đa dạng về văn hóa và là một đất nước đáng sống. "Thế giới để kết bạn" là phương châm chính của sự kiện bóng đá thế giới năm 2006. Và không chỉ ở các sự kiện như giải bóng đá đó, nhiều người còn rất ngạc nhiên trước sự vui vẻ, thân thiện và sự tò mò của người dân ở quốc gia đông dân nhất Liên minh Châu Âu này. Họ đã có thể thấy rằng đối với người Đức không phải chỉ mỗi sự thành công về kinh tế là ưu tiên hàng đầu mà cả gia đình, bạn bè cũng như thời gian giải trí. Họ cũng thấy được rằng đa phần người già cũng như người trẻ đến bây giờ vẫn còn bàn luận về quá khứ của chủ nghĩa xã hội và của thời kì bị chia cắt Đông-Tây cho đến khi thống nhất vào năm 1990. Và hệ quả của việc luôn đau đáu về quá khứ đã sản sinh ra một nền văn hóa hồi tưởng sống động cũng như sự gắn bó sâu sắc với những giá trị cơ bản như đoàn kết và tôn trọng sự đa dạng.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Đức từ lâu đã trở thành một quốc gia nhập cư. Những con số nói lên sự đa dạng của đất nước này có thể khiến một số người ngạc nhiên. Trong tổng số 82,87 triệu người ở Đức, 10,96 triệu người có hộ chiếu nước ngoài - nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác trong số 28 nước của khối EU. Nếu tính thêm những người có quốc tịch Đức nhưng không sinh ra ở Đức hoặc có bố mẹ là người nhập cư, thì hơn 20 triệu người ở Đức có nguồn gốc di cư. Điều này có nghĩa là gần 1/5 dân số Đức có nguồn gốc ngoại lai.
Sự đa dạng văn hóa ngày càng tăng một mặt là thách thức xã hội và chính trị đối với nước Đức, mặt khác thể hiện cơ hội để thiết lập một cuộc sống chung hòa bình giữa người Đức và người nhập cư ở trung tâm châu Âu chủ động, tích cực và hướng tới tương lai tốt đẹp.
Sau các quốc gia trong khối Châu Âu, thì các quốc gia Châu Á đang phát triển là nơi nước Đức mở cửa lao động cho nhân sự các ngành nghề Nhà hàng khách sạn, Đầu bếp, Cơ khí điện tử và đặc biệt ưu tiên trong số đó là ngành Điều dưỡng. Bên cạnh đủ chi trả cho chi phí cuộc sống cùng việc đủ tiết kiệm, các bạn hoàn toàn nắm chắc thêm cơ hội Định cư vĩnh viễn tại Đức về sau. Chỉ cần học viên đã tốt nghiệp cấp 3 và sức khoẻ tốt, không bị bệnh truyền nhiễm đã có ngay và luôn đăng kí du học nghề tại Đức. Thêm nữa, các chương trình du học nghề không yêu cầu điểm thi tốt nghiệp hoặc học lực trung bình mỗi năm, vì thế hoàn toàn phù hợp cho tất cả đối tượng. Từ năm 2020, điều kiện chứng minh tài chính với du học nghề đã đơn giản hoá và yêu cầu thấp hơn nhiều so với du học đại học.
Vietnam steht ab 2011 auf der Liste der ausgewählten Piloten und hat aufgrund seiner jungen und kompetenten Humanressourcen weiterhin Vorrang. Viele vietnamesische Studenten haben offizielle Arbeitsplätze in Unternehmen, Hotels, Restaurants, Krankenhäusern und Pflegeheimen mit guten Bruttogehältern von 2000 bis 3000 Euro monatlich gefunden. Sie haben nicht nur genug Geld für Lebenshaltungskosten und Ersparnisse, sondern auch eine sichere Chance, sich später dauerhaft in Deutschland niederzulassen.
So với việc học đại học và tốt nghiệp trong vòng 4 đến 5 năm ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc, Anh với chi phí cực kỳ đắt đỏ, du học nghề tại Đức kéo dài 3 năm và đa phần được hưởng chính sách giáo dục miễn phí. Chưa kể đến việc vừa học vừa làm nhận lương với khoản từ 800 đến 1000 Euro hàng tháng, học viên có thể tự chi trả các chi phí sinh hoạt tại Đức hàng tháng dao động từ 500 đến 700 euro. Tùy theo cách chi tiêu tiết kiệm cá nhân, học viên có thể để dành lên đến trăm triệu hoặc tiền tỷ VNĐ tương đương trong ít nhất 3 năm du học nghề.
Như đã nói ở trên, trong khi học nghề chỉ mất 3 năm thì đại học tại Đức là ít nhất 4 năm và kéo dài tới 7-8 năm. Do chương trình Đại học khó nên nhiều học viên không hoàn thành được quá trình học. Vì thế thời gian tốt nghiệp du học nghề nhanh hơn, đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí trong quá trình học. Đồng thời ra trường sớm kiếm thu nhập nhanh hơn.
info@gedu.eu
Rheinsberger Straße 76/77
10115 Berlin | Germany