Những người đã từng đến thăm nước Đức đều thấy rằng Đức là một đất nước cởi mở, đa dạng về văn hóa và là một đất nước đáng sống. "Thế giới để kết bạn" là phương châm chính của sự kiện bóng đá thế giới năm 2006. Và không chỉ ở các sự kiện như giải bóng đá đó, nhiều người còn rất ngạc nhiên trước sự vui vẻ, thân thiện và sự tò mò của người dân ở quốc gia đông dân nhất Liên minh Châu Âu này. Họ đã có thể thấy rằng đối với người Đức không phải chỉ mỗi sự thành công về kinh tế là ưu tiên hàng đầu mà cả gia đình, bạn bè cũng như thời gian giải trí. Họ cũng thấy được rằng đa phần người già cũng như người trẻ đến bây giờ vẫn còn bàn luận về quá khứ của chủ nghĩa xã hội và của thời kì bị chia cắt Đông-Tây cho đến khi thống nhất vào năm 1990. Và hệ quả của việc luôn đau đáu về quá khứ đã sản sinh ra một nền văn hóa hồi tưởng sống động cũng như sự gắn bó sâu sắc với những giá trị cơ bản như đoàn kết và tôn trọng sự đa dạng.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Đức từ lâu đã trở thành một quốc gia nhập cư. Những con số nói lên sự đa dạng của đất nước này có thể khiến một số người ngạc nhiên. Trong tổng số 82,87 triệu người ở Đức, 10,96 triệu người có hộ chiếu nước ngoài - nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác trong số 28 nước của khối EU. Nếu tính thêm những người có quốc tịch Đức nhưng không sinh ra ở Đức hoặc có bố mẹ là người nhập cư, thì hơn 20 triệu người ở Đức có nguồn gốc di cư. Điều này có nghĩa là gần 1/5 dân số Đức có nguồn gốc ngoại lai.
Sự đa dạng văn hóa ngày càng tăng một mặt là thách thức xã hội và chính trị đối với nước Đức, mặt khác thể hiện cơ hội để thiết lập một cuộc sống chung hòa bình giữa người Đức và người nhập cư ở trung tâm châu Âu chủ động, tích cực và hướng tới tương lai tốt đẹp.
Người ta vẫn nói với nhau rằng sống và làm việc ở Đức thì quả thực rất tốt: Đức là một quốc gia nhập cư hấp dẫn hơn bao giờ hết. Kể từ năm 1950 chỉ có vài năm là số người di cư khỏi nước Đức nhiều hơn số người nhập cư vào nước Đức. Sự thống nhất của Đức vào năm 1990 đã đặt nền móng cho tỉ lệ nhập cư cao và đạt đỉnh vào năm 1992. Tình hình kinh tế tốt và sự ổn định đang diễn ra trong thị trường lao động có thể là do lượng chênh lệch dương của người nhập cư và di cư ở Đức (gia tăng cơ học). Sự chênh lệch này chỉ âm vào thời điểm suy thoái toàn cầu năm 2008 và 2009, lần đầu tiên kể từ năm 1984.
Khoảng cách giữa nhập cư và di cư từ năm 2010 đến năm 2015 đã ngày càng lớn hơn. Gia tăng cơ học dương cao của người nước ngoài trong năm 2015, có thể là do mức độ số lượng người tị nạn nhập cư vào Đức cao, cũng đã giảm xuống rõ rệt vào năm 2016. Vì vậy ngày càng có nhiều người đến Đức và phát triển nghề nghiệp tại đây.
Đặc biệt là những người nhập cư trẻ tuổi đến nước Đức, điều này lấp đầy sự thiếu hụt nguồn lao động trẻ tuổi được dự báo ở Đức, do tỉ lệ sinh thấp. Vào năm 2019 có hơn 83 triệu người sống tại Đức. Số tuổi trung bình là 44,5 tuổi. Theo tính toán đơn giản thì thế hệ trẻ ở Đức không thể thay thế thế hệ của bố mẹ của họ. Những người nhập cư trẻ tuổi có thể lấp đầy khoảng cách nhân khẩu học này bằng cách tham gia vào thị trường lao động tại Đức trong một thời gian dài. Sự có mặt của những người nhập cư trẻ tuổi giúp giảm bớt sự thiếu hụt lao động tay nghề cao và góp phần vào sự thịnh vượng và thành công về kinh tế. Bằng cấp phù hợp là điều kiện tiên quyết cho việc này.
Ngày càng nhiều người nhập cư trong độ tuổi lao động có bằng đại học. Trình độ của người nhập cư đã được cải thiện đáng kể trong vài năm qua. Tỉ lệ người nhập cư trong độ tuổi từ 25 đến 65 có trình độ học vấn đã tăng từ năm 2005 đến năm 2016, gần bằng với tổng dân số Đức cùng độ tuổi. Điều này có nghĩa là cơ cấu trình độ của người nhập cư không còn khác biệt đáng kể so với toàn bộ dân số ở Đức. Điều kiện cơ hội nhập cư cho những người có trình độ học vấn được đơn giản hóa đã cho thấy thực tế rằng ngày càng nhiều người nhập cư có bằng cấp phù hợp vào Đức.
Với luật Công nhận bằng cấp có hiệu lực vào năm 2012, tất cả những người quan tâm đến việc nhập cư và những người đã nhập cư có cơ hội được công nhận bằng cấp nước ngoài của họ tại Đức. Đây là bước cần thiết đối với những người nhập cư không đến từ EU, không có bằng đại học và muốn tìm việc làm tại Đức. Đối với những công dân đến từ EU làm việc trong một ngành nghề được quản lý ví dụ như bác sĩ, luật sư, thì việc công nhận bằng cấp cũng là điều kiện tiên quyết để được hành nghề tại Đức. Cơ hội được công nhận bằng cấp ở Đức khá cao. Tổng số quyết định đồng ý công nhận bằng cấp chuyên môn nước ngoài tại Đức tăng từ 7980 đế 34695 trong giai đoạn 2012-2019. Trong số này, 50,2% bằng cấp nước ngoài được công nhận có giá trị tương đương hoàn toàn so với ở Đức. Do đó, những người nhập cư có điều kiện tốt để tìm việc và bắt đầu sự nghiệp của mình tại Đức.
Đức là một quốc gia có nền kinh tế đứng đầu trong nhiều lĩnh vực trên thế giới. Nói ở đây người ta có thể cho rằng Đức đạt được vị trí cao như vậy là nhờ vào sự chăm chỉ, thời gian làm việc dài, hầu như không có kì nghỉ như những quốc gia khác. Tuy nhiên các số liệu thống kê lại chứng minh điều ngược lại. Một người làm việc toàn thời gian ở Đức có số giờ làm việc vào năm 2014 là 1.651 giờ, tổng thời gian làm việc của một người trong một năm thấp thứ ba trong 28 nước EU, chỉ đứng sau Pháp và Đan Mạch là hai quốc gia có thời gian làm việc ít nhất. Ngoài ra còn có rất nhiều các kỳ nghỉ và ngày lễ ở châu u: ở Đức một người lao động có 41 ngày nghỉ cho các kỳ nghỉ và ngày lễ, trong khi con số này trung bình ở EU chỉ dừng lại ở 35,7 ngày.
Albert Einstein đã từng nói: "Những thứ tốt nhất trong cuộc sống không thể dùng tiền mua được.". Điều đó có thể là đúng. Vào năm 2018, người Đức chi trung bình 2.704€ hàng tháng cho mỗi hộ gia đình cho mọi thứ khác. Phần lớn được chi cho nhà ở, điện nước và bảo trì nhà (908€). Tiếp theo là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá và đi lại (mỗi loại 360€). Các hoạt động giải trí & văn hóa cũng không bị bỏ qua: mỗi tháng người Đức chi 304€ cho thể thao, xem phim và những thứ tương tự.
Nguồn: https://www.make-it-in-germany.com/
info@gedu.eu
Rheinsberger Straße 76/77
10115 Berlin | Germany